Khơi mở tiềm năng với triết lý giáo dục RISE

Ngày đăng: 7 tháng 07, 2025

news and events image

Tại True North International School (TNIS), giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức!

Lấy cảm hứng từ tên gọi “True North” – biểu tượng của phương hướng đúng đắn, TNIS kiến tạo một môi trường học tập lấy học sinh làm trung tâm, nơi các con học sinh được nuôi dưỡng để có nền tảng vững chắc, trở thành những công dân toàn cầu Kiên cường (Resilient), Sáng tạo (Innovative), Chân thành (Sincere), và Trao quyền (Empowered) dựa trên bốn trụ cột giáo dục: Bản lĩnh học thuật (Academic Rigor), Phát triển nhân cách (Character Development), Sức khỏe toàn diện (Wellness & Fitness) và Công dân toàn cầu (Global Citizenry). Những giá trị cốt lõi và trụ cột giáo dục này là chiếc la bàn định hướng cho đội ngũ giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu giáo dục qua từng tiết học. 

 

20.jpg


Cách tiếp cận giáo dục tiên tiến tại TNIS
TNIS áp dụng ba cách tiếp cận cốt lõi, được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết giáo dục hiện đại và cập nhật các nghiên cứu giáo dục mới từ các trường đại học danh giá như Harvard, MIT, Stanford,...


1. Cá nhân hóa việc học (Personalized learning)
Mỗi học sinh tại TNIS được tiếp cận giáo dục theo cách phù hợp với năng lực, sở thích, và phong cách học tập riêng. Giáo viên tiến hành đánh giá liên tục, thu thập dữ liệu của quá trình kiểm tra đánh giá để thiết kế bài học linh hoạt, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa dựa trên đặc điểm cá nhân của từng học sinh. Cá nhân hóa việc học thể hiện ở mọi khâu trong quá trình học tập, bắt đầu ngay từ khâu lựa chọn nhiệm vụ học tập như: lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích, lựa chọn nhiệm vụ bổ trợ hoặc nâng cao trong môn học,...


2. Học tập qua trải nghiệm (Experiential Learning)
TNIS tin rằng học tập hiệu quả nhất khi học sinh được thực hành và trải nghiệm thực tế. Thay vì học nặng lý thuyết, học sinh tham gia vào các hoạt động gắn liền với cuộc sống, giúp các em thấy được sự liên kết giữa kiến thức và ứng dụng thực tiễn. Việc học tập qua trải nghiệm không chỉ là triết lý giáo dục được thể hiện trong các môn học mà còn thể hiện ở những hoạt động ngoại khóa mà Nhà trường thiết kế như những chuyến đi học tập trải nghiệm ngoài trường, các chuyến đi thiện nguyện kết hợp học tập nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công, khoa học,... Qua mỗi chuyến đi, các con được tạo cơ hội để đối chiếu lý thuyết và thực tiễn, kiểm chứng và tư duy sâu (Deep Thinking) bằng những nhiệm vụ học tập khi kết thúc chuyến đi ngoại khóa. 


3. Phát triển tư duy phản biện (Critical Thinking) và tư duy thiết kế (Design Thinking)
TNIS khuyến khích học sinh rèn luyện tư duy phản biện thông qua việc đặt câu hỏi, phân tích, và đưa ra giải pháp sáng tạo. Tư duy thiết kế, một quy trình lấy con người làm trung tâm, được tích hợp để giúp học sinh giải quyết vấn đề qua các bước: Thấu cảm, Xác định, Lên ý tưởng, Thử nghiệm, và Đánh giá. Nhờ cách tiếp cận này, học sinh được hình thành tư duy phản biện, tư duy thiết kế từ rất sớm và có tính hệ thống, sẵn sàng thể hiện những tìm tòi mới mẻ của các con và mạnh dạn thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của các con mà không bị phụ thuộc bởi ý kiến của số đông. 

 

44.jpg


Các phương pháp dạy học tích cực tại TNIS
Dựa trên các cách tiếp cận trên, TNIS triển khai các phương pháp giảng dạy hiện đại, đã được thẩm định bởi các trường đại học hàng đầu thế giới:


1. Học tập qua dự án (Project-Based Learning - PBL)
Học sinh tham gia vào các dự án thực tế, nơi các con tự tìm tòi, áp dụng kiến thức, và tạo ra sản phẩm cụ thể. Ví dụ, một dự án về bảo vệ môi trường có thể yêu cầu học sinh thiết kế hệ thống tái chế cho cộng đồng, kết hợp kiến thức khoa học, toán học, và kỹ năng làm việc nhóm. Các dự án có ý nghĩa, gây được tiếng vang mà học sinh đã thực hiện như: “Ngàn cây số - ngàn cây xanh” (kêu gọi tham gia điền kinh gây quỹ trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc), “Những cây cầu sau bão” (nghiên cứu về thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan dưới góc nhìn lịch sử, địa lý, văn hóa - văn học để đưa kiến nghị về ứng phó với thiên tai), “Bloom Tết” (dự án học tập kết hợp gây quỹ thiện nguyện),...


2. Học tập truy vấn (Inquiry-Based Learning)
Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi, tham gia thảo luận, và được hướng dẫn, cố vấn để có thể tự tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề khoa học, xã hội. Nhiều vấn đề thực tiễn được triển khai thành những nghiên cứu nhờ phương pháp học tập truy vấn như: Tinh thể Aspirin trong nghiên cứu thuốc, Dự án tạo kit test hàm lượng vitamin C trong nước ép trái cây, Nghiên cứu ảnh hưởng của âm thanh đến sự nảy mầm của cây,... Đây là những tiền đề quý giá cho các con phát triển nghiên cứu ở những bậc học cao hơn.


3. Dạy học tích hợp STEM
TNIS tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học trong các dự án liên môn. Học sinh được tạo cơ hội tham gia học các câu lạc bộ ngoại khóa như Robotics, VEX,... để học về lập trình, tham gia các cuộc thi về lập trình trong nước và quốc tế. STEM còn là phương pháp dạy học liên môn, tạo những kết nối giữa STEM với các môn khoa học xã hội như tìm hiểu về một công trình kiến trúc cổ (như Đường Lâm, Hoàng thành Thăng Long,...) dưới góc nhìn lịch sử và toán học,... Nhờ đó các con có thể kết nối kiến thức liên môn, tạo nên những hiểu biết sâu sắc và hệ thống.
 

TNS00352.jpg

 

Các phương pháp khác

  • Học tập hợp tác (Collaborative Learning): Học sinh làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác. Ví dụ, trong môn Lịch sử, học sinh có thể cùng nhau phân tích các sự kiện toàn cầu, chia sẻ quan điểm và xây dựng lập luận. Phương pháp này, được Barkley et al. (2014) đánh giá cao, được áp dụng tại Harvard và Stanford.
  • WebQuest: Học sinh sử dụng tài nguyên trực tuyến để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng số và tư duy độc lập.
  • Game-Based Learning: TNIS tích hợp trò chơi giáo dục để tăng hứng thú học tập, như trò chơi mô phỏng thị trường chứng khoán để hiểu về tài chính cá nhân.


Mặc dù TNIS là một ngôi trường mới mẻ nhưng nhờ cách tiếp cận hiện đại và luôn được cập nhật các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, học sinh TNIS đã giành được nhiều thành tích cao trong các kì thi học thuật tại Việt Nam và quốc tế, giành được nhiều học bổng có giá trị cao tại các trường đại học lớn ở Mỹ và các nước châu Âu. Đây chỉ là những thành tích khởi đầu cho một tương lai rực rỡ hơn nữa của các học sinh TNIS. 

63.jpg
34.jpg

 


Tài liệu tham khảo
1. Thomas, J. W. (2000). A Review of Research on Project-Based Learning. Autodesk Foundation.
2. Freeman, S., et al. (2014). Active learning increases student performance in science, engineering, and mathematics. PNAS, 111(23), 8410-8415.
3. Bybee, R. W. (2013). The Case for STEM Education: Challenges and Opportunities. NSTA Press.
4. Brown, T. (2008). Design Thinking. Harvard Business Review.
5. Grondin, A. J. (2018). Effectiveness of the Socratic Method. University of South Carolina.
6. Dodge, B. (1995). Some Thoughts About WebQuests. San Diego State University.
7. Clark, D. B., et al. (2016). Digital Games, Design, and Learning: A Systematic Review and Meta-Analysis. Review of Educational Research, 86(1), 79-122.
8. Tomlinson, C. A. (2017). How to Differentiate Instruction in Academically Diverse Classrooms. ASCD.
9. Kolb, D. A. (1984). Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development. Prentice Hall.
 

Thư viện ảnh

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TUYỂN SINH

Ngày sinh của con